Những công việc doanh nghiệp cần phải làm vào cuối năm 2017
Thời điểm cuối năm luôn là khoảng thời gian bận rộn đối với các doanh nghiệp bởi phải hoàn thành và tổng kết các công việc còn lại của năm. Nhưng dù công việc bận rộn thì doanh nghiệp cũng đừng quên thực hiện những công việc pháp lý cần phải làm. Vậy những công việc đó là gì?
Những công việc doanh nghiệp cần phải làm vào cuối năm 2017
1. Nộp Báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trong năm 2017
Trước ngày 25 tháng 11 năm 2017 doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình thay đổi về lao động cuối năm theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP:
Định kỳ 06 tháng và hăng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Báo cáo tình hình thay đổi về lao động được lập theo mẫu số 07 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXD.
Lưu lý: Số lượng người lao động báo cáo không bao gồm những người đang thử việc.
2. Nộp báo cáo tình hình an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp trong năm 2017
Trong năm 2017, doanh nghiệp đã thực hiện thu thập lưu trữ tổng hợp thông tin về tình hình an toàn vệ sinh lao động của cơ sở mình và đã lập Sổ thống kê an toàn lao động năm 2017 theo Phụ lục 01 Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH.
Từ đó, doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ:
Định kỳ hằng năm: Doanh nghiệp phải thực hiện thống kê gửi Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động (Mẫu theo Phụ lục 02 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH). Báo cáo này phải gửi trước ngày 10 tháng 01 năm 2018.
Định kỳ 6 tháng: Doanh nghiệp phải thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn vệ sinh lao động (Mẫu theo Phụ lục XII Nghị định 39/2016/NĐ-CP) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Đối với báo cáo 6 tháng cuối năm thì doanh nghiệp nộp trước ngày 10 tháng 01 năm 2018
Đồng thời, định kỳ 06 tháng hoặc hằng năm, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu thập thông tin đánh giá và công bố cho người lao động được biết tình hình tai nạn lao động tại cơ sở. Doanh nghiệp phải công bố trước ngày 10 tháng 7 với số liệu 06 tháng và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm.
Thông tin phải được liêm yết công khai tại cơ sở và có nội dung tối thiểu như sau:
Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người.
Số người bị tai nạn lao động, số người chết do tai nạn lao động.
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn lao động.
Đánh giá thiệt hại do tai nạn lao động.
Sự biến động (số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo. Phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng chống mất an toàn lao động.
3. Báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy trong doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp được trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy, định kỳ hàng năm vào quý IV, doanh nghiệp phải thống kê, tổng hợp và báo cáo cho cơ quan Công an quản lý trên địa bàn cơ sở về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy của cơ sở mình. Nội dung như sau:
Thống kê phương tiện phòng, chữa cháy: chủng loại, số lượng, chất lượng.
Cách thức thực hiện bảo quản, bảo dưỡng.
Tình hình thực hiện bảo dưỡng, bảo quản phương tiện tại cơ sở.
Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy.
Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
4. Khai, nộp lệ phí môn bài trong Công ty cổ phần
Đối với doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh: thực hiện nộp tờ khai lệ phí và nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) .
Nếu đơn vị phụ thuộc cùng địa phương cấp tỉnh: doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ khai, lệ phí môn bài cho các đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
Nếu đơn vị phụ thuộc khác địa phương cấp tỉnh: doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc đó.
Thời hạn nộp Hồ sơ khai, lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hằng năm.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp như sau:
Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Mức đóng lệ phí môn bài
Bậc
Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng
3.000.000 đồng/năm
Bậc 1
Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng
2.000.000 đồng/năm
Bậc 2
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1.000.000 đồng/ năm
Bậc 3
Với doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm thì mức nộp lệ phí môn bài là cả năm.
Với doanh nghiệp thành lập trong khoảng 6 tháng cuối năm thì mức nộp lệ phí môn bài là 50% cả năm.
Nếu khi thành lập mà không kê khai lệ phí môn bài thì mức nộp là cả năm không kể thời điểm thành lập.
Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí của năm ngừng kinh doanh đó. Trường hợp không ngừng kinh doanh cả năm thì vẫn phỉa nộp mức lệ phí cả năm.
Những công việc doanh nghiệp cần phải làm vào cuối năm 2017