7. Khu nhà ở tối kỵ xây trong ngõ, hẻm cụt
Khu nhà ở hoặc nhà ở không nên xây trong tận cùng ngõ, hẻm. Như thế nào gọi là ngõ, hẻm? Đó là những con đường dài và nhỏ, hẹp. Nếu Khu nhà ở hoặc nhà ở xây trong những ngõ, hẻm này sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất lợi.
Hình 7: Mở rộng ngõ, hẻm thông thoáng, cửa chính không nên trực
xung với đường dù có thể hóa giải.
8. Khu nhà ở nên có khoảng không gian trống ở giữa
Khoảng không gian trống ở đây tức là khi thiết kế cảnh quan của Khu nhà ở nên giữ một khoảng trống nhất định, theo thuật ngữ phong thủy còn gọi là “Minh đường trong khuôn viên”.
Trong thực tế xã hội ngày nay, mặc dù “tấc đất tấc vàng” nhưng người dân sống trong Khu nhà ở cũng cần có một khoảng không gian nhất định để tiến hành một số hoạt động cộng đồng như giao lưu sinh hoạt, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí nhằm thư giãn, giải tỏa áp lực tâm lý, giải phóng năng lượng, lấy lại cân bằng trong cuộc sống đô thị vốn căng thẳng và nhiều áp lực. Diện tích của khoảng không gian này sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và giá trị của Khu nhà ở.
Hình 8: Khoảng không gian trống trong khuôn viên của Khu nhà ở
9. Sông hồ xung quanh Khu nhà ở cần phải được xử lý uế khí
Xung quanh Khu nhà ở nên có sông, hồ nhưng phải đảm bảo không khí trong lành, dòng chảy hiền hòa, yên ả, tiếng nước chảy nghe vui tai. Tất nhiên, nếu có thể tận dụng nguồn nước đã qua xử lý để sử dụng tuần hoàn thì càng tốt. Nước không được vẩn đục, ô nhiễm, không bốc uế khí, nước chảy không gây tiếng ồn.
Hình 9: Những dòng chảy bị ô nhiễm, bốc uế khí, gây tiếng ồn cần phải được xử lý ngay
10. Không nên dựng nhà trên nền đê phòng hộ
Khu nhà ở hoặc nhà ở xây dựng trên nền đê phòng hộ không những gây tác động xấu đến dòng chảy mà còn có ý nghĩa gia sản của bạn sẽ bị cuốn trôi và chảy ra biển.
Hình 10: Không được xây Khu nhà ở lấn đê phòng hộ
11. Lối vào Khu nhà ở nên thiết kế minh đường
Phía trước cổng chính của Khu nhà ở tốt nhất nên thiết kế một khoảng không gian trống, đi qua khoảng không gian trống đó sẽ ra đến đường giao thông. Khoảng trống đó gọi là “Minh đường”. Nếu Khu nhà ở chưa có “Minh đường” thì nên dời vị trí cổng về phía sau, dành một khoảng trống làm “Minh đường”.
Hình 11: “Minh đường” phía trước lối vào Khu nhà ở
12. Khu nhà ở có tường vây cao thì tối kỵ mở cửa chính ở hướng Tây
Trong một tác phẩm khác là Vượng trạch sách hoạch, tác giả đã từng nêu ví dụ về cách trang trí trên cửa Đông hoa môn của di tích Cố cung ở thủ đô Bắc Kinh-Trung Quốc, đó là trổ cửa hướng Đông để khắc thổ ở giữa theo thuyết ngũ hành. Vậy Khu nhà ở nếu trổ cửa hướng Tây có tốt không? Cổ ngữ có câu “Bạch hổ môn, thương chủ nhân”, tức là mở cửa ở phương vị Bạch hổ (hướng Tây) sẽ có hại cho chủ nhân. Thực tiễn cũng đã chứng minh điều đó.
Do vậy, nếu Khu nhà ở có thiết kế tường vây cao, khép kín thì không nên mở cửa hướng Tây. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng phải mở cửa hướng Tây thì nên thiết kế tường vây theo phong cách mở, thông thoáng, đồng thời nên mở thêm cửa khác ở chính hướng, ví dụ như ở hướng Nam, hoặc Bắc.
(Theo cuốn 161 điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở hiện đại và cách khắc phục)